0819.16.81.81
Info@anzentech.com.vn

Đánh giá chi tiết các loại trần nhà lắp ghép phổ biến trên thị trường

Trên thị trường hiện nay, quý khách có thể tìm thấy đa dạng các loại trần nhà lắp ghép khác nhau từ giá thành, thẩm mỹ đến công năng. Tuy nhiên, việc lựa chọn một loại trần phù hợp vẫn khiến không ít gia chủ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, hãy cùng Anzentech so sánh cụ thể giữa 4 loại trần phổ biến bao gồm trần nhựa, thạch cao, nhôm và panel để dễ dàng đưa ra quyết định hơn qua bài viết ngay sau đây. 

So sánh thực tế các loại trần nhà lắp ghép 

Nhìn chung, mỗi loại vật liệu làm trần nhà sẽ có những đặc điểm riêng đáp ứng nhu cầu của từng gia chủ. Cụ thể chúng ta nên so sánh các loại trần nhà lắp ghép dựa trên 4 tiêu chí bao gồm:

So sánh chi tiết các loại trần nhà lắp ghép phổ biến trên thị trường

Chi phí làm trần nhà lắp ghép

Xem thêm: Lắp đặt điện cho nhà lắp ghép

Hiện, trần nhựa là vật liệu tiết kiệm nhất với chi phí dao động từ 100.000 - 150.000 VNĐ/m². Còn trần thạch cao lại có chi phí nhỉnh hơn vào khoảng từ 150.000 - 300.000 VNĐ/m². Các loại trần nhà lắp ghép làm bằng nhôm thường có giá thành từ 250.000 - 400.000 VNĐ/m² cao hơn nhưng sẽ mang đến lợi ích lâu dài nhờ độ bền vượt trội. Cuối cùng là trần panel có giá thành từ 300.000 - 600.000 VNĐ/m² tùy thuộc vào loại vật liệu EPS, PU hay Rockwool.

Thẩm mỹ của các loại trần nhà lắp ghép

Nếu gia chủ muốn ưu tiên thẩm mỹ thì trần nhà thạch cao là lựa chọn lý tưởng với nhiều kiểu dáng phức tạp như giật cấp, ốp họa tiết hoặc phối màu sơn theo sở thích cá nhân. Trần nhôm với bề mặt sáng bóng sang trọng rất phù hợp ứng dụng trong các không gian văn phòng, phòng bếp hoặc những khu vực mang phong cách hiện đại. Một số loại trần nhôm cao cấp còn có thể in hoa văn 3D tăng tính thẩm mỹ, xóa bỏ hoàn toàn diện mạo thô cứng thường thấy. 

Ngược lại, các loại trần nhà lắp ghép bằng nhựa tuy hạn chế về màu sắc và kiểu dáng, thường chỉ phổ biến gam màu trơn hoặc giả gỗ nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ nhất định. Cuối cùng là trần panel chủ yếu mang phong cách công nghiệp tập trung vào sự đơn giản và hiện đại.

Độ bền của các loại trần nhà lắp ghép

Về độ bền, trần panel sẽ có độ bền tốt nhất với tuổi thọ trung bình từ 15-20 năm nhờ cấu trúc đặc biệt gồm lớp lõi cách nhiệt và bề mặt chống ẩm. Đặc biệt các loại Panel Rockwool còn có thêm khả năng chống cháy lên đến 120 phút, thích hợp sử dụng cho các công trình yêu cầu mức độ an toàn cao.

Bên cạnh đó, trần nhà nhôm cũng được đánh giá khá tốt về độ bền với tuổi thọ từ 10 - 15 năm, không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm hay nhiệt độ cao. Còn trần thạch cao sẽ có độ bền trung bình dao động từ 7 - 10 năm trong điều kiện môi trường khô ráo, dễ nứt hoặc thấm nước nếu không được lắp đặt đúng kỹ thuật. Trần nhựa sẽ có độ bền thấp nhất chỉ khoảng 3-5 năm, giòn và hay vỡ và phai màu khi nhiệt độ cao hoặc bị va đập mạnh.

Khả năng cách âm và cách nhiệt của trần nhà lắp ghép

Nếu quý khách đang tìm kiếm một loại vật liệu cách âm, cách nhiệt cao thì trần panel chính là lựa chọn lý tưởng với hiệu suất vượt trội. Nổi bật trong đó chính là panel EPS và PU với khả năng cách âm từ 25 - 30 dB. Ngoài ra, các loại trần nhà lắp ghép panel cũng có khả năng giảm nhiệt độ bên trong từ 8-10°C vào mùa hè, giúp không gian trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn. 

Trần thạch cao cũng có khả năng cách âm, cách nhiệt khá tốt đặc biệt khi được kết hợp với lớp cách nhiệt như bông thủy tinh hoặc xốp EPS. Còn trần nhôm sẽ cách nhiệt tốt hơn nhựa đặc biệt nếu quý khách sử dụng loại có lớp phủ chống nóng. Tuy nhiên khả năng cách âm cũng chỉ ở mức trung bình, dễ bị ảnh hưởng bởi âm thanh bên ngoài.

Đâu là loại trần nhà lắp ghép lý tưởng dành cho quý khách hàng?

Vậy so sánh đơn giản giữa các loại trần nhà lắp ghép kể trên thì trần nhựa là lựa chọn phù hợp nhất cho các công trình phụ hoặc nhà giá rẻ nhờ chi phí hợp lý. Cụ thể có thể kể đến như nhà kho, phòng giặt là hoặc các nhà trọ đơn giản. Còn đối với các công trình nhà ở dân dụng, yêu cầu cao về vấn đề thẩm mỹ thì trần thạch cao lại nổi trội hơn nhờ thiết kế linh hoạt, diện mạo ấn tượng. 

Xem thêm: Vách ngăn âm tường nhà lắp ghép

Tìm kiếm loại trần nhà lắp ghép có giá thành hợp lý, chất lượng tuyệt vời

Gia chủ có thể tự do sáng tạo các kiểu dáng giật cấp, kết hợp với hoa văn độc đáo hoặc phối màu tinh tế để làm nổi bật không gian sống. Thế nhưng, trần thạch cao lại không được khuyến khích sử dụng ở các khu vực ẩm ướt như phòng bếp hay nhà tắm trừ khi sử dụng loại chống ẩm chuyên dụng.

Với những không gian có độ ẩm cao như nhà bếp, phòng tắm hoặc khu vực ven biển thì trần nhôm là giải pháp tối ưu gia chủ có thể tham khảo. Trần nhôm sở hữu khả năng chống ẩm tuyệt vời, không bị mối mọt hay ăn mòn đồng thời mang lại vẻ đẹp hiện đại với các bề mặt bóng loáng.

Ngoài ra, để tận dụng tối đa ưu điểm của mỗi loại vật liệu, quý khách hoàn toàn có thể kết hợp các loại trần nhà lắp ghép khác nhau để hoàn thiện nên tổ ấm của riêng mình. Cụ thể trong các công trình nhà lắp ghép văn phòng hoặc homestay, sự kết hợp giữa trần nhà gỗ và panel hứa hẹn mang đến hiệu quả cao cả về tính năng lẫn thẩm mỹ, chinh phục hoàn hảo cả những khách hàng khó tính nhất. 

Như vậy, qua bài viết trên đây, chắc hẳn quý khách cũng đã có cho mình một lựa chọn hợp túi tiền, đáp ứng trọn vẹn những yêu cầu đặt ra. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến các loại trần nhà lắp ghép, quý khách hãy nhấc máy gọi ngay đến Anzentech để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Bí quyết chọn nhà lắp thông minh, hiện đại cùng giải pháp thi công tối ưu

Bí quyết chọn nhà lắp thông minh, hiện đại cùng giải pháp thi công tối ưu

Báo giá thi công hệ thống điện cho nhà lắp ghép

Báo giá thi công hệ thống điện cho nhà lắp ghép

Bí quyết lựa chọn vách ngăn âm tường cho nhà lắp ghép chuẩn chất lượng

Bí quyết lựa chọn vách ngăn âm tường cho nhà lắp ghép chuẩn chất lượng

Giải đáp: Tại sao gia chủ nên lựa chọn cửa gỗ cho nhà lắp ghép?

Giải đáp: Tại sao gia chủ nên lựa chọn cửa gỗ cho nhà lắp ghép?

Top 3 vật liệu làm cửa chống bão cho nhà lắp ghép 2024

Top 3 vật liệu làm cửa chống bão cho nhà lắp ghép 2024

Bật mí giải pháp chống nóng cho nhà lắp ghép – đầu tư một lần, hưởng lợi lâu dài

Bật mí giải pháp chống nóng cho nhà lắp ghép – đầu tư một lần, hưởng lợi lâu dài

Zalo