0819.16.81.81
Info@anzentech.com.vn

Giải đáp nhà lắp ghép có cần xin phép không?

Quý khách hàng đang không khỏi thắc mắc: “nhà lắp ghép có xin phép không?”. Bởi nếu so sánh với xây dựng kiểu truyền thống thì thi công nhà lắp ghép có phần đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Bởi vậy, liệu có sự thay đổi nào về thủ tục cũng như quy định xin cấp phép xây dựng hay không? Hãy cùng Anzentech tìm hiểu nhanh chóng qua bài viết dưới đây. 

Xem thêm: "Từ ý tưởng đến hiện thực: Hành trình kiến tạo nhà lắp ghép theo bản vẽ"

1. Cập nhật quy định quan trọng khi thi công nhà lắp ghép

Để trả lời cho câu hỏi nhà lắp ghép có xin phép không, chúng ta sẽ cần phải điểm qua vài thông tin liên quan đến quy định của pháp luật khi xây dựng công trình. Hiện nay, bất kỳ công trình xây dựng nào có kết cấu cố định dù là nhà lắp ghép hay nhà truyền thống đều phải xin cấp phép xây dựng trước khi tiến hành thi công. 

Thi công nhà lắp ghép đều cần phải xin cấp phép tiến hành

Nhà lắp ghép tuy có thời gian thi công nhanh chóng và sử dụng vật liệu linh hoạt nhưng vẫn cần tuân thủ quy định để đảm bảo công trình hợp pháp và không gây ảnh hưởng đến quy hoạch chung. Tùy vào từng địa phương và quy hoạch mà thủ tục xin cấp phép sẽ có độ khó dễ khác nhau, có nơi sẽ cấp phép công trình tạm thời nhưng có nơi lại không. 

Bởi vậy, để trả lời cho câu hỏi nhà lắp ghép có xin phép không thì tất nhiên là có. Chủ đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền nhằm xét duyệt và cấp phép tiến hành. Tuy nhiên, nếu chưa có đủ kinh nghiệm thì quy trình này có thể tốn nhiều thời gian lẫn công sức, khó để có thể được cấp giấy phép xây dựng, làm gián đoạn tiến độ đặt ra. 

Cho nên quý khách hàng có thể đến với Anzentech để được hỗ trợ thực hiện làm thủ tục hồ sơ đúng chuẩn, chính xác, tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ được hỗ trợ miễn phí 100% với hạng mục này, từ tư vấn xin phép đến phối cảnh 3D, nội thất,...

2. Quy trình 4 bước xin cấp phép xây dựng nhà lắp ghép

Chắc hẳn nội dung trên đây đã giúp quý khách hàng có được câu trả lời phù hợp cho thắc mắc: “nhà lắp ghép có xin phép không?”. Vậy quy trình cấp phép thi công sẽ diễn ra cụ thể như thế nào? 

Hiện nay, thông thường sẽ bao gồm 4 bước cơ bản như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép nhà lắp ghép

Chuẩn bị hồ sơ là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình xin cấp phép xây dựng nhà lắp ghép. Hồ sơ đầy đủ và chính xác sẽ giúp quá trình xét duyệt xây nhà lắp ghép diễn ra nhanh chóng hơn. Bạn sẽ cần chuẩn bị một vài giấy tờ cần thiết như bản vẽ thiết kế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đơn xin cấp phép,...

Bước 2: Nộp hồ sơ phê duyệt xây nhà lắp ghép 

Khi hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ, quý khách hàng cần nộp lên cơ quan cấp phép xây dựng có thẩm quyền tại địa phương. Thường là Ủy ban Nhân dân quận hoặc huyện, Sở Xây dựng tùy theo từng quy mô công trình.

Bước 3: Xử lý và phê duyệt hồ sơ xây nhà lắp ghép

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, cơ quan cấp phép sẽ tiến hành xem xét và phê duyệt. Đây được xem là bước quan trọng giúp xác định dự án nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không. Quá trình này bao gồm nhiều bước như kiểm tra thực địa, đánh giá thiết kế, và xem xét việc tuân thủ các quy định về an toàn xây dựng.

Bước 4: Nhận giấy phép xây nhà lắp ghép

Khi hồ sơ được phê duyệt, bạn sẽ nhận được giấy phép xây dựng nhà lắp ghép. Giấy phép này cho phép bạn tiến hành thi công công trình theo thiết kế đã được phê duyệt. Thời gian phê duyệt sẽ kéo dài từ 15 đến 30 ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ. 

Quy trình xin cấp phép xây nhà lắp ghép chi tiết, cụ thể

3. Lưu ý quan trọng sau khi nhận giấy phép xây nhà lắp ghép

Bên cạnh cập nhật xem nhà di động có cần xin giấy phép không thì để không vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình tiến hành, chủ đầu tư cũng cần nắm rõ những lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Thực hiện thi công nhà lắp ghép đúng theo giấy phép: Công trình phải được thi công đúng theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt và các điều kiện ghi trong giấy phép. Vi phạm có thể dẫn đến việc bị xử phạt, dừng tiến hành hoặc yêu cầu tháo dỡ công trình.
  • Thông báo với cơ quan chức năng: Trước khi khởi công, bạn cần thông báo với cơ quan cấp phép về thời điểm bắt đầu thi công. Điều này giúp cơ quan chức năng có thể kiểm tra và giám sát quá trình thi công chặt chẽ, chính xác.
  • Giám sát và kiểm tra tiến độ thi công liên tục: Trong suốt quá trình thi công, cơ quan chức năng có thể tiến hành kiểm tra định kỳ để đảm bảo công trình tuân thủ các quy định về an toàn xây dựng và môi trường.

Bằng cách tuân thủ đúng quy trình xin cấp phép và các lưu ý trên, chủ đầu tư sẽ đảm bảo công trình nhà lắp ghép của bản thân tuân thủ tốt pháp luật và không gặp phải các vấn đề pháp lý không đáng có. Để được giải đáp chi tiết hơn nhà lắp ghép có xin phép không, quý khách hãy nhấc máy gọi ngay đến Anzentech qua số hotline. 

Xem thêm: "Tại sao nên chọn nhà lắp ghép bằng vật liệu composite đúc sẵn? Tất cả những điều bạn cần biết"

So kè khả năng chịu lực của nhà lắp ghép và nhà bê tông

So kè khả năng chịu lực của nhà lắp ghép và nhà bê tông

Đọ sức vật liệu: Nhà lắp ghép bằng tôn và xi măng, đâu sẽ là lựa chọn đúng đắn

Đọ sức vật liệu: Nhà lắp ghép bằng tôn và xi măng, đâu sẽ là lựa chọn đúng đắn

Top 3 mẫu nhà lắp ghép từ vật liệu thiên nhiên: giải pháp xanh cho cuộc sống hiện đại

Top 3 mẫu nhà lắp ghép từ vật liệu thiên nhiên: giải pháp xanh cho cuộc sống hiện đại

So sánh: nhà lắp ghép giá 200 triệu panel và khung kính cường lực - đâu là sự khác biệt?

So sánh: nhà lắp ghép giá 200 triệu panel và khung kính cường lực - đâu là sự khác biệt?

So sánh chi phí thi công tường nhà lắp ghép và tường nhà truyền thống

So sánh chi phí thi công tường nhà lắp ghép và tường nhà truyền thống

Top 2 mẫu nhà lắp ghép cách nhiệt panel EPS, PU giá rẻ, chất lượng vượt trội

Top 2 mẫu nhà lắp ghép cách nhiệt panel EPS, PU giá rẻ, chất lượng vượt trội

Zalo