0819.16.81.81
Info@anzentech.com.vn

Nhà lắp ghép bằng nhôm và kính, đâu là lựa chọn phù hợp dành cho bạn?

Hiện nay, các mẫu nhà lắp ghép bằng nhôm và kính đầy độc đáo và khác biệt đang trở thành xu hướng xây dựng mới nổi thu hút đông đảo chủ đầu tư. Hai phương án thi công đều mang đến diện mạo hiện đại, cao cấp, đều sử dụng những loại vật liệu chất lượng hàng đầu trên thế giới, vậy điểm khác biệt ở đây là gì? Quý khách hàng chắc hẳn vẫn đang phân vân không biết nên lựa chọn hình thức nào phù hợp nhất với điều kiện tài chính cũng như sở thích của bản thân. Bởi vậy, Anzentech sẽ cùng quý khách hàng so sánh nhanh hai hình thức nhà lắp ghép nhôm và kính để có thể dễ dàng đưa ra quyết định qua bài viết ngay sau đây.   

Chủ đề liên quan: Giải mã chi phí hoàn thiện nhà lắp ghép gỗ - Bí quyết cho tổ ấm mơ ước

So sánh chi tiết nhà lắp ghép bằng nhôm và kính

Nếu như trước kia, nhắc đến nhà lắp ghép, nhiều khách hàng sẽ chỉ nghĩ đến diện mạo công nghiệp thô cứng, kém thu hút thì giờ đây nhờ ứng dụng công nghệ và khoa học hiện đại, các mô hình này đều được nâng cấp với vẻ ngoài đầy ấn tượng, không hề kém cạnh so với nhà xây truyền thống. Và nhà lắp ghép bằng nhôm và kính cũng chính là minh chứng rõ nét nhất về giá trị thẩm mỹ đã được cải thiện theo thời gian của hình thức xây dựng này. 

Nhà lắp ghép bằng nhôm chi phí hợp lý, độ bền vượt trội

Dù đều là nhà lắp ghép nhưng vật liệu bằng nhôm hay bằng kính cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đặc điểm và tính chất công trình. Để so sánh giữa nhà lắp ghép bằng nhôm và kính, chúng ta cần xem xét dựa trên 5 tiêu chí quan trọng như sau:

1. Vật liệu và cấu trúc

Thi công khung nhà lắp ghép bằng nhôm thường sử dụng các loại nhôm định hình có độ cứng và khả năng chịu lực cao. Còn tường bao xung quanh và mái sẽ làm từ các tấm lợp nhôm mỏng. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể cân nhắc thay thế tấm lợp nhôm bằng các vật liệu khác như composite, panel hoặc tôn. 

Tương tự thì nhà lắp ghép bằng kính cũng sử dụng nhôm hoặc thép làm khung nhưng tường và mái lại lựa chọn các loại kính cường lực để đảm bảo an toàn. Do sự giống nhau về vật liệu nên báo giá thi công khung nhà lắp ghép bằng nhôm và kính cũng không quá chênh lệch. 

2. Khả năng cách nhiệt và cách âm

Khả năng cách nhiệt và cách âm của nhà lắp ghép bằng nhôm thường không quá nổi trội khi so sánh với kính. Thông thường, để tăng khả năng chống nóng, chống ồn, các đơn vị thi công sẽ cần phải trang bị một các lớp cách nhiệt và cách âm ở bên trong. 

Trong khi đó, khả năng giữ nhiệt của nhà lắp ghép bằng kính cũng bị phụ thuộc ít nhiều ở vật liệu sử dụng. Như kính hai lớp sẽ cách nhiệt tốt hơn so với kính một lớp, kính cường lực cũng cách âm tốt hơn kính thường.

3. Độ bền và chất lượng

Nhà lắp ghép bằng nhôm được đánh giá là có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn vượt trội, chịu đựng tốt trước thời tiết khắc nghiệt. Thường công trình này sẽ ít phải bảo trì, chỉ cần kiểm tra và sửa chữa định kỳ. Ngược lại thì nhà lắp ghép bằng kính lại có độ bền kém hơn do tính chất dễ vỡ của kính. Ngoài ra, bạn cũng cần phải bảo dưỡng và vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để giữ được độ trong suốt và thẩm mỹ của công trình. 

4. Thẩm mỹ công trình

So sánh giữa nhà lắp ghép bằng nhôm và kính dễ dàng nhận thấy công trình bằng kính tất nhiên mang đến giá trị thẩm mỹ cao hơn. Nhà lắp ghép kính có thể mang đến cảm giác hiện đại và sang trọng, điều khó tìm thấy khi gia chủ sử dụng vật liệu nhôm. Bên cạnh đó, nhà lắp ghép bằng kính cũng có khả năng tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, giúp không gian rộng rãi và thoáng đãng. 

5. Chi phí thi công

Trên thị trường, nhà lắp ghép bằng nhôm sẽ có chi phí thi công phải chăng hơn so với kính do vật liệu cũng như kỹ thuật đơn giản hơn. Cùng với đó là chi phí vận hành và bảo dưỡng cũng thấp hơn nhờ độ bền cao cùng khả năng chống chịu nổi bật. 

Vậy lựa chọn nhà lắp ghép bằng nhôm hay kính có lợi hơn?

Tóm lại, nhà lắp ghép bằng nhôm hay kính cũng đều có những ưu nhược điểm riêng tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng. Vì vậy, rất khó để xác định được đâu mới là hình thức thi công có lợi hơn cho quý khách. Nhìn chung, bạn sẽ cần phải dựa trên sở thích, mục đích sử dụng và đặc biệt là mức ngân sách đặt ra để có thể đưa ra lựa chọn hợp lý, thông minh. 

Nhà lắp ghép bằng kính diện mạo đẳng cấp, sang trọng và hiện đại

Như nếu tài chính hạn chế, không yêu cầu quá cao về mặt thẩm mỹ, cần tiết kiệm chi phí tối đa thì nhà lắp ghép khung nhôm là lựa chọn phù hợp. Nhà lắp ghép bằng nhôm dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ sẽ thích hợp để làm nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, các công trình tạm thời hoặc văn phòng di động.

Còn trong trường hợp bạn chấp nhận được chi phí đầu tư cũng như bảo trì cao hơn nhưng nhận lại là một công trình sang trọng và đẳng cấp thì nhà lắp ghép bằng kính cũng là một lựa chọn đáng để cân nhắc. Nhà lắp ghép bằng kính lại được ứng dụng rộng rãi để làm văn phòng, nhà hàng, quán cà phê hoặc showroom giúp tạo không gian mở, gây ấn tượng tốt với khách hàng và đối tác. 

Chắc hẳn qua nội dung so sánh được chia sẻ trên đây, quý khách hàng cũng đã có được lựa chọn cho mình. Nếu vậy đừng quên nhấc máy gọi ngay qua số hotline để được Anzentech báo giá thi công nhà lắp ghép bằng nhôm hoặc kính chi tiết nhé!

Xem thêm: Giá tường nhà lắp ghép bao nhiêu 1m2?

Giải đáp: Tại sao gia chủ nên lựa chọn cửa gỗ cho nhà lắp ghép?

Giải đáp: Tại sao gia chủ nên lựa chọn cửa gỗ cho nhà lắp ghép?

Top 3 vật liệu làm cửa chống bão cho nhà lắp ghép 2024

Top 3 vật liệu làm cửa chống bão cho nhà lắp ghép 2024

Bật mí giải pháp chống nóng cho nhà lắp ghép – đầu tư một lần, hưởng lợi lâu dài

Bật mí giải pháp chống nóng cho nhà lắp ghép – đầu tư một lần, hưởng lợi lâu dài

Khám phá công nghệ, vật liệu thi công mái nhà lắp ghép bền vững, chắc chắn, an toàn theo thời gian

Khám phá công nghệ, vật liệu thi công mái nhà lắp ghép bền vững, chắc chắn, an toàn theo thời gian

Bí quyết thiết kế nội thất nhà lắp ghép đẹp mê ly, tiết kiệm chi phí tối đa

Bí quyết thiết kế nội thất nhà lắp ghép đẹp mê ly, tiết kiệm chi phí tối đa

4 lưu ý cực quan trọng để thi công nội thất nhà lắp ghép đẹp hoàn mỹ, chi phí tối ưu

4 lưu ý cực quan trọng để thi công nội thất nhà lắp ghép đẹp hoàn mỹ, chi phí tối ưu

Zalo