0819.16.81.81
Info@anzentech.com.vn

So kè khả năng chịu lực của nhà lắp ghép và nhà bê tông

Khả năng chịu lực nhà lắp ghép so với nhà bê tông luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ xây dựng, nhà lắp ghép ngày càng khẳng định được vị trí của mình. Vậy, liệu những ngôi nhà được lắp ghép từ các module có thực sự đảm bảo độ bền và an toàn như nhà bê tông truyền thống? Bài viết này sẽ so sánh chi tiết khả năng chịu lực của hai loại nhà này, giúp bạn có góc nhìn khách quan nhé!

Xem thêm: Đọ sức vật liệu: Nhà lắp ghép bằng tôn và xi măng, đâu sẽ là lựa chọn đúng đắn 

Đôi nét về đặc điểm, cấu tạo nhà lắp ghép và nhà truyền thống

Trước khi tìm hiểu, so sánh khả năng chịu lực nhà lắp ghép với nhà bê tông, hãy cùng điểm qua một số thông tin về đặc điểm, cấu tạo và vật liệu hoàn thiện 2 mẫu nhà này nhé!

Nhà lắp ghép 

Nhà lắp ghép là một công trình được tạo nên từ các module (mô-đun) đã được sản xuất sẵn tại nhà máy. Các module này sau đó được vận chuyển đến công trình và lắp ghép lại với nhau một cách nhanh chóng. Đặc điểm nổi bật của nhà lắp ghép là khả năng thi công nhanh, độ chính xác cao và tính linh hoạt trong thiết kế. Về cấu tạo, nhà lắp ghép thường gồm khung thép nhẹ kết hợp với tấm panel, tấm cemboard, tấm bê tông nhẹ, cửa nhôm kính cường lực, tôn,… tùy vào nhu cầu và ngân sách của chủ đầu tư.

Mẫu nhà lắp ghép 1 tầng hiện đại

Nhà bê tông

Khác với nhà lắp ghép, nhà bê tông là công trình xây dựng được tạo nên từ sự kết hợp hoàn hảo giữa bê tông và cốt thép. Cấu tạo chính gồm móng cột, dầm, sàn và tường.  Cột và dầm tạo nên khung chịu lực, trong khi sàn và tường đóng vai trò phân chia không gian và đảm bảo tính kín đáo cho ngôi nhà.

So sánh khả năng chịu lực nhà lắp ghép và bê tông

Khả năng chịu lực nhà lắp ghép hay bê tông tốt hơn, vượt trội hơn, an toàn hơn? Để trả lời cho thắc mắc này dưới đây là 2 tiêu chí quan trọng để đánh giá.

Khả năng chịu lực nén 

Lực nén là một trong những yếu tố quyết định khả năng chịu lực nhà bê tông và nhà lắp ghép. Đây là tổng hợp các lực tác động vuông góc và hướng vào trong các thành phần cấu trúc của ngôi nhà, như lực ép xuống từ mái, lực ép vào cột, dầm, tường và móng.

Nhà bê tông cốt thép truyền thống nổi tiếng với khả năng chịu lực nén và uốn vượt trội nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa bê tông và cốt thép. Bê tông cung cấp khả năng chịu lực nén cao, trong khi cốt thép đảm bảo khả năng chịu lực kéo, giúp công trình vững chắc trước các tác động ngoại lực như động đất, bão lũ.

Ngược lại, nhà lắp ghép thường có trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển và thi công nhanh. Tuy nhiên, khả năng chịu lực tổng thể của nhà lắp ghép ở mức tương đối thường không bằng nhà bê tông truyền thống, đặc biệt là đối với các công trình cao tầng hoặc chịu tải trọng lớn. 

Nguyên nhân chính là do phần lớn các tấm tường của nhà lắp ghép sử dụng các vật liệu nhẹ như tấm panel, tấm bê tông nhẹ, có khả năng chịu lực kém hơn so với tường bê tông xây gạch truyền thống. Việc kết hợp với khung thép giúp tăng cường khả năng chịu lực, nhưng vẫn còn hạn chế so với cấu trúc bê tông cốt thép liên tục.

Nhà lắp ghép khả năng chịu lực nén ở mức tương đối đảm bảo an toàn cho người sử dụng

Khả năng chịu lực uốn cắt

Song song với lực nén, lực uốn cắt cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đến khả năng chịu lực nhà lắp ghép và bê tông. Khi đặt lên bàn cân so sánh có thể thấy rõ, nhà bê tông mặc dù có tính chịu lực nén tốt nhưng chịu lực uốn cắt hạn chế hơn so với nhà lắp ghép. 

Nhà bê tông, với kết cấu chủ yếu là các tấm bê tông cốt thép, thường có hạn chế trong việc chịu lực uốn cắt, đặc biệt ở những vị trí chuyển tiếp hoặc tại các góc cạnh. Hình dáng nhà bê tông thường vuông vức, ít có sự biến đổi phức tạp, điều này càng làm giảm khả năng phân tán lực uốn cắt. 

Ngược lại, nhà lắp ghép thể hiện sự linh hoạt hơn trong việc chịu lực uốn cắt, cho phép thiết kế các công trình có hình dáng độc đáo như mái vòm, mái xéo. Nhờ vậy, nhà lắp ghép thường được lựa chọn cho các công trình có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và độ phức tạp của kiến trúc.

Nhà lắp ghép chịu lực uốn cắt cao phù hợp với nhiều công trình có yêu cầu cao về thẩm mỹ

Có nên thi công nhà lắp ghép không?

Mặc dù không sở hữu khả năng chịu lực tuyệt đối như nhà bê tông, nhà lắp ghép vẫn đảm bảo an toàn và bền vững nhờ cấu trúc khung thép chắc chắn, liên kết bởi bu lông. Hệ thống này giúp nhà lắp ghép chống chịu tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, từ mưa bão đến nắng nóng. 

Đặc biệt, khi xảy ra sự cố, việc sửa chữa, thay thế các bộ phận của nhà lắp ghép vô cùng thuận tiện và tiết kiệm chi phí so với việc phải xây dựng lại hoàn toàn một công trình bê tông. 

Nhờ ứng dụng các vật liệu hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến, tuổi thọ của nhà lắp ghép có thể lên đến 30-45 năm nếu được bảo dưỡng đúng cách. Điều này chứng tỏ nhà lắp ghép không chỉ là giải pháp xây dựng nhanh chóng mà còn là lựa chọn bền vững, kinh tế và linh hoạt cho nhiều loại công trình.

Qua nội dung bài viết trên, hy vọng bạn có góc nhìn tổng quan hơn về khả năng chịu lực nhà lắp ghép. Với kết cấu thông minh, hệ khung thép kiên cố, nhà lắp ghép giá rẻ vẫn đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Trong trường hợp cần tư vấn chi tiết hơn về phương án xây nhà lắp ghép trong mưa bão kiên cố, mẫu nhà tiền chế panel, khung kính cường lực,… Hãy liên hệ với Anzentech để được tư vấn chi tiết nhé!

Xem thêm: "Top 3 mẫu nhà lắp ghép từ vật liệu thiên nhiên: giải pháp xanh cho cuộc sống hiện đại"

Bí quyết chọn nhà lắp thông minh, hiện đại cùng giải pháp thi công tối ưu

Bí quyết chọn nhà lắp thông minh, hiện đại cùng giải pháp thi công tối ưu

Đánh giá chi tiết các loại trần nhà lắp ghép phổ biến trên thị trường

Đánh giá chi tiết các loại trần nhà lắp ghép phổ biến trên thị trường

Báo giá thi công hệ thống điện cho nhà lắp ghép

Báo giá thi công hệ thống điện cho nhà lắp ghép

Bí quyết lựa chọn vách ngăn âm tường cho nhà lắp ghép chuẩn chất lượng

Bí quyết lựa chọn vách ngăn âm tường cho nhà lắp ghép chuẩn chất lượng

Giải đáp: Tại sao gia chủ nên lựa chọn cửa gỗ cho nhà lắp ghép?

Giải đáp: Tại sao gia chủ nên lựa chọn cửa gỗ cho nhà lắp ghép?

Top 3 vật liệu làm cửa chống bão cho nhà lắp ghép 2024

Top 3 vật liệu làm cửa chống bão cho nhà lắp ghép 2024

Zalo