0819.16.81.81

Bí quyết thiết kế trần nhà lắp ghép đẹp mỹ mãn nhưng vẫn tiết kiệm chi phí tối đa

Thiết kế trần nhà lắp ghép đang trở thành xu hướng xây dựng mới được đông đảo gia chủ quan tâm với mong muốn nâng giá cho tổ ấm của bản thân. Tuy nhiên, làm cách nào để thiết kế được trần nhà dành cho lắp ghép vừa đẹp, vừa bền lại vừa hợp túi tiền lại không hề dễ dàng. Thế nên hãy cùng Anzentech bỏ túi ngay những kinh nghiệm sống còn cực hữu ích hứa hẹn giúp gia chủ hoàn thiện nên không gian hoàn mỹ đúng với kỳ vọng qua bài viết ngay sau đây. 

Top 4 mẫu thiết kế trần nhà lắp ghép dẫn đầu xu hướng năm 2025

Tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi khách hàng mà đơn vị thi công sẽ bàn bạc và lên ý tưởng thiết kế trần nhà lắp ghép phù hợp. Nhìn chung sẽ có 4 loại trần nhà thường được yêu thích sử dụng cho nhà lắp ghép gồm:

Trần nhà lắp ghép sẽ quyết định trực tiếp đến thẩm mỹ toàn bộ không gian

Trần nhà lắp ghép phẳng hiện đại

Thiết kế trần nhà lắp ghép phẳng được đánh giá là khá đơn giản nhưng vẫn không kém phần tinh tế, sử dụng chủ yếu các loại vật liệu như panel cách nhiệt, nhựa PVC hay xi măng nhẹ để tạo bề mặt nhẵn mịn, đồng nhất. Kiểu trần này sẽ mang đến cảm giác gọn gàng, hiện đại, rất phù hợp với phong cách thiết kế tối giản, lược bỏ các chi tiết trang trí cầu kỳ không cần thiết. 

Xem thêm: Cách chọn nhà lắp ghép

Một trong những ưu điểm lớn nhất của kiểu thiết kế trần nhà lắp ghép dạng phẳng là dễ dàng lắp đặt, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. Với sự linh hoạt và tính ứng dụng cao, trần phẳng thường được ưu tiên lựa chọn trong các không gian như phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp đặc biệt là những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn.

Thiết kế trần nhà lắp ghép giật cấp 

Mẫu thiết kế trần nhà lắp ghép giật cấp lại gây ấn tượng bởi các bậc cấp độ khác nhau trên bề mặt kết hợp cùng hệ thống ánh sáng LED âm trần mang đến diện mạo sang trọng và chiều sâu cho không gian. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những gia chủ muốn không gian trở nên nổi bật và đẳng cấp hơn. 

Không chỉ đẹp mắt, trần nhà hiện đại cho nhà lắp ghép giật cấp còn giúp giấu nhẹm các khuyết điểm như dây điện, ống dẫn điều hòa hay kết cấu thô của trần nhà. Thiết kế trần này thường được áp dụng cho các không gian lớn như phòng khách sang trọng, phòng họp công ty, các showroom trưng bày sản phẩm, biệt thự cao cấp,...

Thiết kế trần nhà lắp ghép cách điệu 

Nếu gia chủ đang tìm kiếm một mẫu thiết kế trần nhà lắp ghép cá nhân hóa, độc đáo và sáng tạo thì có thể tự cách điệu theo sở thích của bản thân bằng hoa văn hoặc màu sắc ưng ý. Thiết kế này luôn dễ dàng gây ấn tượng bởi những họa tiết trang trí, hoa văn nổi bật cùng cách phối màu độc đáo theo chính cá tính riêng của gia chủ. 

Từ phong cách cổ điển, tân cổ điển đến hiện đại, kiểu trần cách điệu đều có thể dễ dàng đáp ứng, mang lại vẻ đẹp đặc biệt và tạo điểm nhấn cho toàn bộ không gian sống. Thiết kế trần nhà lắp ghép cách điệu rất thích hợp ứng dụng cho các công trình nhà ở, biệt thự, quán cà phê mang phong cách vintage, giúp không gian trở nên sống động và ấn tượng hơn.

Thiết kế trần nhà lắp ghép cách âm, cách nhiệt

Cuối cùng, mẫu thiết kế trần nhà lắp ghép cách âm, cách nhiệt chính là giải pháp lý tưởng cho những không gian cần sự yên tĩnh, riêng tư hoặc giữ nhiệt tốt. Thiết kế sử dụng các vật liệu chuyên dụng như panel EPS, bông khoáng, panel PU để đảm bảo hiệu quả cách âm, cách nhiệt cao, đáp ứng yêu cầu của quý khách hàng. Đối với những gia đình sống gần đường lớn, nhà xưởng hoặc phòng thu âm, trần cách âm, cách nhiệt không chỉ giúp cải thiện chất lượng không gian mà còn mang lại sự thoải mái tối đa. 

Lưu ý quan trọng khi thiết kế trần nhà lắp ghép

Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi thiết kế trần nhà lắp ghép sẽ giúp quý khách hạn chế tối đa rủi ro không đáng có cũng như đảm bảo thành quả đúng với mong muốn của bản thân:

Xem thêm: Các loại trần nhà lắp ghép

 Lưu ý khi thiết kế trần nhà lắp ghép phù hợp với không gian lẫn ngân sách

Lựa chọn vật liệu trần nhà lắp ghép phù hợp

Vật liệu đóng vai trò quan trọng quyết định trực tiếp đến thẩm mỹ và độ bền của trần nhà lắp ghép. Vậy nên, gia chủ cần lựa chọn các loại vật liệu như panel cách nhiệt, tôn lạnh, nhựa PVC, bông khoáng rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, đầy đủ giấy tờ. 

Ngoài ra, quý khách cũng có thể dựa trên mục đích sử dụng để lựa chọn loại vật liệu làm trần nhà lắp ghép phù hợp. Chẳng hạn như trần cách âm sẽ nên sử dụng vật liệu tiêu âm tốt còn trần cách nhiệt lại thường lựa chọn panel có khả năng giữ nhiệt hiệu quả. 

Thiết kế trần nhà lắp ghép phù hợp với kiến trúc tổng thể

Một lưu ý khác bạn cũng cần quan tâm chính là thiết kế trần nhà lắp ghép nên hài hòa với kiến trúc chung của ngôi nhà. Với những không gian hiện đại, trần phẳng hoặc trần giật cấp sẽ là những lựa chọn nên được ưu tiên. Trong khi đó, với những không gian đề cao sự ấn tượng như quán cà phê hoặc showroom thì các thiết kế trần cách điệu hoặc trần kính sẽ phù hợp hơn.

Chú trọng vào hệ thống ánh sáng của trần nhà lắp ghép

Có thể khẳng định, ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng giúp tôn lên vẻ đẹp của trần nhà lắp ghép. Vì vậy, quý khách cần bố trí đèn LED, đèn thả hay đèn âm trần phù hợp với kiểu dáng trần. Tiêu biểu như đối với kiểu giật cấp, ánh sáng ẩn viền trong hệ thống âm trên trần nhà lắp ghép là lựa chọn tối ưu để tạo nên chiều sâu cuốn hút khi nhìn vào. Ngoài ra, gia chủ cũng cần đảm bảo hệ thống chiếu sáng không gây chói mắt và tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng.

Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp quý khách hàng có thêm những kiến thức cần thiết để sáng tạo cũng như hoàn thiện nên không gian sống của riêng mình. Hãy nhấc máy và gọi ngay đến Anzentech qua số hotline để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về phương án thiết kế trần nhà lắp ghép phù hợp với công trình thực tế trong thời gian sớm nhất. 

Zalo