Thi công móng nhà lắp ghép và những điều cần biết
Thi công móng nhà lắp ghép có giống với móng nhà truyền thống? Quy trình thi công móng có đảm bảo được độ an toàn cho nhà lắp ghép? Nên chọn phương pháp thi công móng nào để phù hợp với công trình nhà lắp ghép của bạn? Nếu gia chủ đang có những băn khoăn trên về móng nhà lắp ghép thì hãy dành vài phút tham khảo nội dung bài viết sau. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc để giúp bạn tìm ra phương án thi công hiệu quả nhất cho công trình của mình.
Xem thêm: "So sánh chi phí thi công tường nhà lắp ghép và tường nhà truyền thống"
Tầm quan trọng của móng nhà khung thép
Móng nhà là một phần kết cấu nằm ở dưới cùng của một công trình lắp ghép. Móng nhà lắp ghép có chức năng đảm bảo kết cấu chắc chắn và khả năng chịu sức ép của trọng tải công trình. Đây là một trong những kết cấu ảnh hưởng trực tiếp tới sự bền vững, kiên cố và độ an toàn của nhà lắp ghép.
.jpg)
Phần móng có vai trò quan trọng đối với công trình nhà lắp ghép
Bất cứ thiết sót nào trong quá trình thi công móng nhà lắp ghép không chỉ gây ra thiệt hại về mặt tài chính mà còn có khả năng ảnh hưởng tới sự an toàn của con người. Ngoài ra, nếu một công trình nhà lắp ghép đã thi công hoàn thiện mới phát hiện ra sai sót thì quy trình sửa chữa các sự cố liên quan đến móng nhà rất khó khăn, thậm chí là không thể khắc phục được. Vì vậy, khi thi công một công trình nhà lắp ghép, các kiến trúc sư cần tính toán, một cách tỉ mỉ, cẩn trọng và lựa chọn loại móng phù hợp nhất với quy mô xây dựng và mục đích sử dụng của gia chủ.
Cấu trúc của móng nhà lắp ghép
Về cơ bản, phần móng nhà lắp ghép hiện nay đều được thi công với ba phần chính:
Phần bản móng
Bản móng hay còn gọi là đài móng có kết cấu hình chữ nhật được đặt với độ dốc vừa phải giúp cho quá trình thi công móng nhà lắp ghép dễ dàng hơn. Các kiến trúc sư thiết kế độ dốc bản móng nhỏ để tránh trường hợp làm ruột bê tông khi thi công. Đặc biệt, trên các bản móng thường xuất hiện các gờ với mục đích tăng độ chắc chắn cho kết cấu móng. Trong trường hợp thi công bản móng bị sai kỹ thuật, phần móng dễ xảy ra tình trạng bị nứt vỡ, làm độ an toàn của móng nhà lắp ghép.
Phần giằng móng
Giằng móng có vai trò liên kết chắc chắn các bộ phận của móng nhà lắp ghép. Ngoài ra, phần giằng móng còn có khả năng chống sự sụt lún của giữa các móng. Một lưu ý quan trọng trong quá trình thi công giằng móng là kích thước của bộ phận này cần được tính toán chi tiết, chính xác để đảm bảo có thể thực hiện được vai trò liên kết một cách hiệu quả.
.jpg)
Cấu trúc cơ bản của móng nhà lắp ghép hiện nay
Phần cổ móng
Cổ móng nhà lắp ghép được thi công với độ cao phù hợp để đảm bảo chôn được móng trong lòng đất. Hiện nay, khi tính toán độ cao của phần cổ móng, các kiến trúc sư cần xem xét tới các yếu tố có liên quan như vị trí mực nước ngầm, hầm hố ga, hệ thống cấp thoát nước,…
Các loại móng nhà lắp ghép được sử dụng phổ biến hiện nay
Móng nông nhà lắp ghép
Nếu công trình nhà bạn được thi công trên một nền đất có đủ độ cứng thì có thể tham khảo lựa chọn loại móng nhà lắp ghép nông. Người ta thường lựa chọn loại móng này vì có ưu điểm là tiết kiệm chi phí và có quy trình thi công khá đơn giản, thời gian thi công nhanh chóng. Tuy nhiên, gia chủ cũng cần cân nhắc khi lựa chọn móng nông vì khả năng chịu tác động kém, kết cấu móng đơn giản nên không có độ kiên cố như các loại móng khác. Đặc biệt, khi thi công trên nền đất có khả năng bị sụt lún thì loại móng nông còn có thể gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy, loại móng này thường được ứng dụng phổ biến khi thi công các công trình có quy mô nhỏ.
Móng băng nhà lắp ghép
Nếu gia chủ muốn thi công một công trình nhà lắp ghép có quy mô lớn từ 3 đến 5 tầng trên nền đất yếu thì móng băng là sự lựa chọn phù hợp nhất. Loại móng này được đánh giá là có khả năng chịu được tải trọng lớn và ổn định. Ưu điểm của móng băng trong công trình nhà lắp ghép là khả năng hạn chế áp lực vào đáy móng. Vì vậy, trọng lực của ngôi nhà xuống dưới được chia đều hơn.
.jpg)
Lựa chọn móng nhà lắp ghép phù hợp giúp tiết kiệm chi phí và công sức
Móng cọc nhà lắp ghép
Không chỉ được sử dụng ở công trình nhà truyền thống mà móng cọc còn được ứng dụng nhiều khi thi công nhà lắp ghép. Tuy loại móng này có quy trình thi công khá phức tạp và tốn kém chi phí nhưng vẫn được nhiều gia chủ lựa chọn vì nó có thể khắc phục mọi vấn đề liên quan đến tình trạng đất thi công như lún sụt, mực nước ngầm cao, đất yếu, nhiều bùn,…
Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi muốn cung cấp cho gia chủ về móng nhà lắp ghép. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, chính xác trong quá trình hoàn thiện công trình nhà lắp ghép của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thi công móng nhà lắp ghép thì có thêm tham khảo thêm thông tin từ Anzentech và đừng quên liên hệ ngay tới số hotline để được giải đáp thắc mắc chi tiết nhất nhé.
Xem thêm: Chỉ trên dưới 150 triệu! Có ngay 3 mẫu nhà lắp ghép đẹp