0819.16.81.81
Info@anzentech.com.vn

So sánh chi phí thi công tường nhà lắp ghép và tường nhà truyền thống

Tường nhà lắp ghép hay tường nhà truyền thống đều là hạng mục thi công quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Với những ưu và nhược điểm riêng biệt, mỗi phương pháp xây dựng sẽ phù hợp với những đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt là những chủ đầu tư có ngân sách hạn chế. Bài viết này sẽ so sánh chi tiết báo giá của từng loại tường, giúp bạn đưa ra quyết định tối ưu cho ngôi nhà tương lai của mình.

Xem thêm: Chỉ trên dưới 150 triệu! Có ngay 3 mẫu nhà lắp ghép đẹp 

Sự khác biệt về giá thi công tường nhà lắp ghép và nhà truyền thống

Nhà lắp ghép là mô hình xây dựng theo hệ lắp ghép kết cấu thép. Với những cấu kiện có sẵn, chỉ mất 2/3 thời gian so với nhà truyền thống, bạn có thể sở hữu nhà dân dụng, thương mại,…

So với bê tông cốt thép, nhà tiền chế có chi phí xây dựng tối ưu hơn, trong đó tường lắp ghép là một yếu tố góp phần đáng kể.

Báo giá thi công tường nhà truyền thống

Nhà truyền thống thường được xây dựng bằng những vật liệu quen thuộc như gạch, cát, xi măng và thép. Quá trình thi công diễn ra theo phương pháp thủ công, từng viên gạch được đặt lên nhau và kết nối bằng vữa. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn so với các phương pháp xây dựng hiện đại. Sau khi hoàn thiện phần thô, tường nhà thường được trát vữa và sơn để tạo độ nhẵn và thẩm mỹ. 

Do đặc điểm vật liệu truyền thống và kỹ thuật thi công thủ công, chi phí xây dựng tường nhà truyền thống thường cao hơn so với các loại tường khác. Theo khảo sát, giá thi công tường nhà truyền thống hiện nay dao động từ 2.500.000 đến 2.800.000 đồng/m2, tùy thuộc vào chất lượng vật liệu, độ dày của tường và khu vực thi công.

Báo giá thi công tường nhà lắp ghép 

Khác biệt rõ rệt so với phương pháp xây dựng truyền thống, tường nhà lắp ghép mang đến sự đa dạng và linh hoạt về vật liệu. Thay vì chỉ giới hạn ở gạch và vữa, các bức tường của ngôi nhà hiện đại có thể được hoàn thiện bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như tấm cemboard, tấm bê tông nhẹ, tấm panel, tấm gỗ, thậm chí là kính cường lực. 

Sự đa dạng này không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau về công năng sử dụng. Đặc biệt, nhiều loại vật liệu này còn có giá thành rẻ hơn so với vật liệu truyền thống, góp phần làm giảm đáng kể chi phí thi công. 

Theo khảo sát, giá thi công tường nhà lắp ghép thường dao động trong khoảng từ 1.800.000 đến 2.200.000 đồng/m2, tùy thuộc vào loại vật liệu và độ phức tạp của công trình.

Tường nhà lắp ghép báo giá rẻ hơn từ 300.000 – 600.000 đồng

Tham khảo báo giá thi công từng mẫu tường nhà lắp ghép 

Như đã đề cập ở trên, tường nhà lắp ghép có thể thi công từ nhiều vật liệu khác nhau. Vì vậy, để giúp quý chủ đầu tư có góc nhìn rõ hơn, dưới đây là báo giá tham khảo chi tiết thi công tường nhà lắp ghép theo từng loại vật liệu. 

Loại tường nhà lắp ghép 

Báo giá thi công (đồng/m2)

Tường panel EPS

1.700.000 -2.100.000

Tường panel PU

1.800.000 -2.200.000

Tường panel rockwool

1.850.000 – 2.100.000

Tường cembroad

1.800.000 – 2.000.000

Tường bê tông nhẹ

1.650.000 – 1.800.000

Tường gỗ 

2.200.000 – 2.300.000


 Với mức báo giá trên, hoàn thiện nhà lắp ghép với tổng diện tích tường nhà nhà lắp ghép EPS khoảng 120m2 thì tổng chi phí = 2.100.000  x 120 = 252.000.000 đồng.

Mẫu nhà lắp ghép thẩm mỹ ấn tượng được làm bằng tấm panel

Có nên thi công tường nhà lắp không? Kỹ thuật thi công tường nhà lắp đảm bảo an toàn

Từ bảng báo giá 2 phương án thi công tường nhà trên, có thể thấy báo giá thi công tường nhà lắp ghép tiết kiệm hơn từ 30 – 40% so với nhà truyền thống. Chưa kể xét về tính chắc chắn, thẩm mỹ của tường thì tường nhà lắp ghép còn không thua kém so với tường nhà truyền thống thậm chí còn ấn tượng hơn vì vật liệu hoàn thiện đa dạng. 

Vì vậy, với những chủ đầu tư có nguồn ngân sách eo hẹp lựa chọn xây tường nhà lắp ghép là phương án đầu tư thông minh để tối ưu chi phí. 

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, bạn cần lưu ý kỹ thuật thi công tường nhà lắp ghép đảm bảo an toàn như sau: 

Lựa chọn vật liệu phù hợp

Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình cũng như trải nghiệm cho người sử dụng. 

Ví dụ: 

  • Tấm panel: Đây là loại vật liệu phổ biến nhất cho tường nhà lắp ghép, có nhiều ưu điểm như nhẹ, cách nhiệt, cách âm tốt. Tuy nhiên, cần lựa chọn loại tấm panel có chất lượng cao, dày dặn để đảm bảo độ bền.
  • Tấm bê tông nhẹ: Loại vật liệu này có khả năng chịu lực tốt, cách âm tốt nhưng giá thành cao hơn so với tấm panel.

Quá trình thi công

Để đảm bảo tường nhà chắc chắn, quá trình thi công cần đảm bảo mặt bằng cần được san lấp làm phẳng và đảm bảo độ bằng phẳng. Kết hợp với đó khung nhà cần lắp đặt chính xác, cố định chắc chắn đảm bảo sự ổn định của toàn bộ công trình. Các mối nối cần được xử lý để tránh thấm dột,…

Anzentech – đơn vị thi công hoàn thiện tường nhà lắp ghép chất lượng đảm bảo

Lựa chọn đơn vị uy tín

Đơn vị uy tín thi công sẽ đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ, thi công đúng tiến độ và có quyền lợi, chính sách bảo hành trong quá trình sử dụng.

Tường bê tông có đắt hơn tường nhà lắp ghép không ? Câu trả lời đã được Anzentech phân tích chi tiết qua nội dung trên. Trong trường hợp cần tư vấn báo giá thêm từng vật liệu hoàn thiện thì có thể liên hệ theo số hotline. Đơn vị với đội ngũ kiến trúc sư tài năng am hiểu từng đặc điểm vật liệu hoàn thiện sẽ giúp bạn lựa chọn được phương án hoàn thiện tường nhà lắp ghép, báo giá chi tiết phù hợp, tối ưu nhất. 

Xem thêm: Top 2 mẫu nhà lắp ghép cách nhiệt panel EPS, PU giá rẻ, chất lượng vượt trội  
 

Bí quyết chọn nhà lắp thông minh, hiện đại cùng giải pháp thi công tối ưu

Bí quyết chọn nhà lắp thông minh, hiện đại cùng giải pháp thi công tối ưu

Đánh giá chi tiết các loại trần nhà lắp ghép phổ biến trên thị trường

Đánh giá chi tiết các loại trần nhà lắp ghép phổ biến trên thị trường

Báo giá thi công hệ thống điện cho nhà lắp ghép

Báo giá thi công hệ thống điện cho nhà lắp ghép

Bí quyết lựa chọn vách ngăn âm tường cho nhà lắp ghép chuẩn chất lượng

Bí quyết lựa chọn vách ngăn âm tường cho nhà lắp ghép chuẩn chất lượng

Giải đáp: Tại sao gia chủ nên lựa chọn cửa gỗ cho nhà lắp ghép?

Giải đáp: Tại sao gia chủ nên lựa chọn cửa gỗ cho nhà lắp ghép?

Top 3 vật liệu làm cửa chống bão cho nhà lắp ghép 2024

Top 3 vật liệu làm cửa chống bão cho nhà lắp ghép 2024

Zalo