0819.16.81.81

Giá tường nhà lắp ghép bao nhiêu 1m2?

Tường nhà lắp ghép ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và độ bền vững của công trình. Song, chi phí xây dựng tường cũng là một trong những hạng mục "ngốn" khá nhiều ngân sách. Vậy, 1m2 tường nhà lắp ghép có giá bao nhiêu? Mức chênh lệch giữa các loại vật liệu ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc này, giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp cho tổ ấm mơ ước của mình.

Xem thêm: Bảng giá nhà lắp ghép có làm bạn giật mình? 

Báo giá top 6 vật liệu làm tường nhà lắp ghép

Hiện nay, trước xu hướng phát triển, nhà lắp ghép ngày càng được thiết kế đa dạng với nhiều vật liệu khác nhau. Điều này đặt ra vấn đề, chủ đầu tư cần lựa chọn vật liệu phù hợp để tăng hiệu quả sử dụng công trình cũng như tiết kiệm chi phí đầu tư. Dưới đây Anzentech giới thiệu top 6 vật liệu làm tường nhà lắp ghép phổ biến.

Tấm panel

Nhà lắp ghép tấm panel là một trong những mô hình có mức giá tiết kiệm nhất cho người có ngân sách eo hẹp. Chỉ từ 2.5 – 2.8 triệu đồng/m2, bạn hoàn toàn có thể xây dựng mẫu nhà này.

Bên cạnh chi phí tiết kiệm, tấm panel còn là vật liệu sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như hiệu quả cách âm, cách nhiệt, chống cháy lan hiệu quả. 

Các loại vật liệu làm tường nhà tiền chế bằng tấm panel gồm có: 

  • Tấm panel EPS: Cách nhiệt, các âm tốt nhưng khả năng chống cháy kém, giá thành rẻ
  • Tấm panel PU: cách nhiệt, cách âm tốt, giá thành cao hơn vật liệu còn lại.
  • Tấm Panel bông thủy tinh: Khả năng cách âm, cách nhiệt ở mức trung bình.
  • Tấm panel Rockwool: chống cháy ở mức tốt, cách âm, cách nhiệt ở mức trung bình. 

Nếu chỉ tính riêng chi phí hoàn thiện tường thì mức giá chỉ dao động khoảng từ 165.000 – 350.000 đồng/m2.

Hình 1 Nhà lắp ghép Panel PU cách nhiệt cách âm, chống cháy vượt trội

Tấm bê tông siêu nhẹ

Xây nhà bằng tấm bê tông siêu nhẹ hiện đang được xem là xu hướng được nhiều khách hàng quan tâm, đặc biệt trong năm 2024 này. Tường nhà tiền chế bằng vật liệu này được cấu tạo gồm cát, nước, xi măng và hạt EPS. Theo nghiên cứu, sử dụng tấm bê tông nhẹ làm sàn hoặc tường nhà có thể tiết kiệm ½ thời gian thi công so với vật liệu truyền thống. Ngoài ra, vật liệu này vẫn đảm bảo khả năng chống cháy, cách âm, chống ẩm mốc hiệu quả.

Mức giá tấm tường bê tông siêu nhẹ dao động khoảng 186.000/m2 – 330.000/m2.

Kính 

Trong xu hướng kiến trúc hiện đại, kính ngày càng được ưa chuộng và trở thành vật liệu không thể thiếu trong xây dựng nhà lắp ghép. Những ngôi nhà được dựng lên từ những vách ngăn bằng kính cường lực cao cấp không chỉ mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực

  • Vẻ đẹp sang trọng: Chất liệu kính kết hợp với khung thép là sự kết hợp hoàn hảo của phong khách phóng khoáng hiện đại. 
  • Mở rộng không gian: Kính có khả năng "ăn gian" diện tích, giúp cho ngôi nhà trông rộng rãi và thoáng mát hơn so với diện tích thực tế. Nhờ vậy, bạn có thể thoải mái bố trí nội thất và tận hưởng không gian sống mở, tiện nghi.
  • Tiếp cận ánh sáng tự nhiên: Kính là vật liệu giúp ngôi nhà đón nhận tối đa ánh sáng tự nhiên, mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho cuộc sống. Ánh sáng tự nhiên không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn tốt cho sức khỏe và tinh thần của con người.

Giá làm tường nhà lắp ghép bằng kinh tường dao động khoảng 400.000 – 1.350.000 đồng/m2.

Hình 2 Vật liệu kính thi công tường nhà tiền chế giúp mở rộng không gian sống ấn tượng

Gỗ

Gỗ là vật liệu làm tường nhà lắp ghép đáng mơ ước. Chất liệu này không chỉ sở hữu ưu điểm nhẹ, đẹp, sang trọng mà còn có khả năng điều hòa nhiệt độ cho không gian trong nhà tốt. Khi sử dụng nhà được thi công bằng gỗ sẽ tiết kiệm tối đa năng lượng tiêu thụ để làm mát nhà vào mùa hè. Tuy nhiên mức giá vật liệu này sẽ nhỉnh hơn so với 3 vật liệu trước đó.

Giá làm tường nhà lắp ghép gỗ dao động từ 2.500.000 - 3.000.000 đồng/m2.

Thanh xi măng giả gỗ

Một sản phẩm mới có mặt trên thị trường xây dựng để hoàn thiện tường nhà lắp ghép hiện nay là tấm xi măng giả gỗ. Đây là phương án được cải thiện từ công nghệ gỗ kết hợp với xi măng có diện mạo ngoài không khác mấy so với gỗ tự nhiên tuy nhiên giá thành rẻ hơn dao động khoảng 150.000 - 600.000 đồng/m2. Đây là phương án thay thế cho gỗ tự nhiên tiết kiệm thêm chi phí. 

Lưu ý khi thi công tường nhà lắp ghép 

Để đảm bảo việc xây dựng tường nhà khung lắp ghép an toàn, kiên cố, đảm bảo chất lượng thì cần lưu ý một vài điều sau:

Lựa chọn vật liệu phù hợp

  • Xác định nhu cầu sử dụng: Cân nhắc yếu tố như độ bền, khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy, thẩm mỹ và ngân sách để lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất.
  • Tham khảo thông tin: Tìm hiểu kỹ về đặc tính, ưu nhược điểm của từng loại vật liệu làm tường nhà lắp ghép trước khi đưa ra quyết định.
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Đảm bảo chất lượng vật liệu tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chế độ bảo hành chính hãng.

Hình 3 Mẫu tường nhà lắp ghép thi công giá rẻ tiết kiệm chi phí

Đảm bảo đầy đủ mọi điều kiện cần thiết trước khi thi công

  • Khảo sát mặt bằng: Xác định vị trí lắp đặt, đo đạc chính xác kích thước tường và đảm bảo mặt bằng thi công bằng phẳng, sạch sẽ.
  • Lập bản vẽ thi công: Lên kế hoạch chi tiết cho quá trình thi công, bao gồm vị trí lắp đặt các thanh khung, vị trí cửa sổ, cửa ra vào và hệ thống điện, nước.
  • Chuẩn bị dụng cụ thi công: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như máy khoan, máy cắt, thước đo, búa, vít, keo dán, …

Quy trình thi công chuẩn xác

  • Lắp đặt khung nhà: Lắp đặt các thanh khung theo bản vẽ thi công, đảm bảo độ vuông góc, chắc chắn và cố định bằng vít hoặc bu lông.
  • Lắp đặt tấm tường: Xếp đặt các tấm tường theo thứ tự từ dưới lên trên, liên kết bằng keo dán hoặc vít và đảm bảo các mối nối kín khít.
  • Hoàn thiện bề mặt: Bả matit, chà nhám và sơn bả cho bề mặt tường phẳng mịn và thẩm mỹ.
  • Lắp đặt cửa sổ, cửa ra vào: Lắp đặt cửa sổ, cửa ra vào theo đúng vị trí và kích thước đã thiết kế, đảm bảo hoạt động trơn tru và kín khít.
  • Lắp đặt hệ thống điện, nước: Đi dây điện, ống nước ngầm trong tường và đảm bảo an toàn, thẩm mỹ.

Mong rằng với báo giá vật liệu làm tường nhà lắp ghép trên đây sẽ giúp chủ đầu tư hiểu hơn về từng vật liệu, lựa chọn phù hợp cho công trình của mình. Và nếu có nhu cầu thi công hay tìm hiểu kỹ hơn từng vật liệu, hãy liên hệ với Anzentech. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn giải pháp thi công vượt trội, tiết kiệm chi phí, phù hợp ngân sách. 

Xem thêm: Thi công nhà lắp ghép 1 trệt 1 lửng tốn bao nhiêu tiền? 

Zalo