Chuyên gia tư vấn: Nhà lắp ghép có cần xin phép không?
Xây dựng nhà lắp ghép có cần xin phép không? Trước khi tiến hành xây dựng, việc tuân thủ đầy đủ các thủ tục và quy định pháp lý cần thiết sẽ giúp gia chủ tránh gặp những tình huống khó xử, tốn thời gian. Vì vậy, chỉ với 5 phút, quý khách đã có thể cập nhật tất tần tật những vấn đề cần quan tâm liên quan đến việc xin cấp phép xây nhà đúng chuẩn nhanh chóng qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Bật mí 4 mẫu tường nhà lắp ghép siêu nhẹ - siêu bền
Trả lời thắc mắc nhà lắp ghép có cần xin phép không?
Vậy xây nhà lắp ghép có cần xin phép không? Theo quy định về nhà di động, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà cơ quan nhà nước sẽ quyết định công trình đó có cần phải xin cấp phép hay không.
Hầu hết công trình nhà lắp ghép đều cần xin cấp phép xây dựng
Nhìn chung, hầu hết các công trình kiến trúc đều bắt buộc cần phải xin cấp phép khi muốn tiến hành. Dưới đây là 3 kiểu nhà lắp ghép phổ biến bao gồm:
Xây dựng nhà lắp ghép làm nhà kho, xưởng sản xuất
Hiện nay, nhu cầu xây dựng nhà lắp ghép phục vụ cho các quy trình sản xuất công nghiệp, làm nhà kho, xưởng sản xuất đang nhận được sự quan tâm lớn từ chủ đầu tư.
Làm nhà mái tôn khung thép có phải xin phép không khi sử dụng với mục đích sản xuất, kinh doanh? Thực tế, đây cũng được xem là một công trình kiến trúc, nên chủ đầu tư cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ để tiến hành xin cấp phép, đảm bảo tuân thủ quy định của nhà nước.
Xây dựng nhà lắp ghép làm nhà ở dân dụng
Ngoài ứng dụng để làm nhà kho, xưởng sản xuất, nhờ diện mạo độc đáo, hiện đại, nhà lắp ghép còn được yêu thích trong thi công nhà ở dân dụng. Mẫu thiết kế chất lượng sở hữu kết cấu có khả năng chịu lực tốt, chắc chắn mang đến cho gia chủ phương án thi công tối ưu chi phí.
Thi công nhà lắp ghép có cần xin phép không nếu làm để ở? Để bắt tay xây dựng, gia chủ cũng cần phải xin cấp phép theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước.
Xây dựng nhà lắp ghép cho văn phòng làm việc
Nhờ chi phí thi công hợp lý, nhà lắp ghép rất phù hợp để làm văn phòng công ty giúp tiết kiệm tối đa ngân sách đầu tư. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn nâng cấp quy mô hay chuyển sang địa điểm khác cũng rất đơn giản khi lựa chọn hình thức xây dựng này.
Vậy xây dựng nhà lắp ghép có cần xin phép không nếu để làm công ty? Cũng theo quy định của nhà nước thì đây vẫn là công trình kiến trúc cần phải xin cấp phép.
Quy định khi xây dựng nhà lắp ghép hiện nay
Dưới đây là quy định chi tiết của cơ quan nhà nước khi xin cấp phép xây dựng nhà lắp ghép mới nhất năm 2024:
5 trường hợp xây nhà lắp ghép không cần xin cấp phép
Chắc hẳn qua nội dung được chia sẻ trên đây, quý khách hàng cũng đã có thể tự trả lời được cho mình: “nhà container có cần giấy phép xây dựng không?”. Thực tế, trong một vài trường hợp đặc biệt thì việc xin cấp phép cũng không hoàn toàn bắt buộc như:
- Các loại công trình bí mật của cơ quan nhà nước, xây dựng khẩn cấp.
- Các loại công trình nằm trong hạng mục đầu tư của chính quyền như: thủ tướng chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ,…
- Các loại công trình phụ xây dựng để phục vụ mục đích làm công trình chính.
- Các công trình xây dựng ngoài đô thị đã được cơ quan nhà nước phê duyệt hoặc phù hợp với quy hoạch đề ra.
- Các công trình nằm trong dự án khu công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao nằm trong quy hoạch.
Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà lắp ghép
Vậy, để trả lời cho câu hỏi “nhà lắp ghép có cần xin phép không?” thì sẽ cần xem xét trên mục đích và quy mô của từng công trình đã nêu ở trên. Còn dưới đây chính là thủ tục chuẩn chỉnh gồm 5 bước cấp phép xây dựng mà chủ đầu tư cần nắm rõ để theo dõi tiến độ và đảm bảo về thời gian:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết và gửi đơn đề nghị xin cấp phép lên uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi địa phương thi công.
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Nếu giấy tờ và thông tin đáp ứng được yêu cầu thì bạn sẽ được ghi giấy biên nhận và chuyển đến các bước sau.
- Bước 3: Tiến hành thẩm định hồ sơ dự án và kiểm tra, đánh giá thực tế trong vòng 07 ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận được yêu cầu bổ sung hồ sơ cần thiết nếu cần.
- Bước 4: Cơ quan gửi giấy đối chiếu kết quả và yêu cầu ý kiến cho bộ phận quản lý nhà nước. Phản hồi sẽ được nhận sau 12 ngày.
- Bước 5: Cơ quan trả kết quả cấp phép xây dựng.
Đơn vị uy tín hỗ trợ xử lý hồ sơ cấp phép xây nhà lắp ghép nhanh chóng
Nhìn chung, quy trình và thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà lắp ghép cũng không hẳn là quá dễ dàng. Bởi vậy, để tiết kiệm thời gian lẫn công sức, đảm bảo tỷ lệ được xét duyệt cao nhất, quý khách có thể tìm đến các đơn vị hỗ trợ xử lý hồ sơ uy tín, chuyên nghiệp.
Nổi bật trong đó, Anzentech chính là điểm đến lý tưởng quý khách không nên bỏ qua. Và để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về “nhà lắp ghép có cần xin phép không?”, quý khách hãy liên hệ ngay qua số hotline trong thời gian sớm nhất nhé!
Xem thêm: Xây dựng nhà lắp ghép 2 tầng giá bao nhiêu là hợp lý?