0819.16.81.81

Đâu là điểm khác biệt khi so sánh nhà lắp ghép với nhà xây truyền thống?

Đặt lên bàn cân để so sánh nhà lắp ghép và nhà xây truyền thống, bạn sẽ nhận thấy 2 mô hình này có nhiều điểm khác biệt? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến gia chủ tất tần tật những thông tin quan trọng nhất, để có bạn có thể hiểu hơn để đưa ra định hướng xây dựng phù hợp với điều kiện của bản thân.

Xem thêm: Cập nhật báo giá nhà lắp ghép 2 tầng mới nhất 2024 

3 tiêu chí quan trọng so sánh nhà lắp ghép và nhà truyền thống

Dạo quanh thị trường xây dựng hiện nay, hai phương án thi công phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất có thể kể đến nhà xây truyền thống và nhà lắp ghép. Hai phương án này đều có những điểm khác biệt nhất định từ chi phí đến chất lượng nguyên nhân chính là do cách thức thi công. 

Thiết kế nhà lắp ghép hoàn thiện thông minh, hiện đại, tối ưu

Nhà xây truyền thống được hoàn thiện thông qua quá trình đổ bê tông cốt thép rắn chắc thành một khối cố định, cùng với đó là dậm nền, lát gạch, xây tường,… So sánh với nhà lắp ghép lại hoàn toàn khác. Đúng như tên gọi của nó, công trình thi công hoàn toàn bằng các loại vật liệu nhẹ chủ yếu là sắt thép cao cấp được sản xuất sẵn tại nhà xưởng mà tiến hành lắp ghép tại mặt bằng. 

Khi so sánh nhà lắp ghép và nhà xây truyền thống, gia chủ sẽ nhận thấy 3 điểm khác biệt bao gồm: 

Về chi phí 

Với phương án nhà xây kiểu truyền thống, đơn giá thi công giao thô rơi vào từ 6 đến 8 triệu đồng còn trọn gói sẽ khoảng 8 đến 9,5 triệu đồng. Vậy nhẩm tính để hoàn thiện công trình nhà mới khang trang, thoáng mát với diện tích khoảng 100m2 thì chi phí đã lên đến vài tỷ đồng. Đó là còn chưa kể đến các khoản phí phát sinh trong quá trình thi công như gia cố nền đất, xin cấp phép xây dựng, vận chuyển vật tự,… 

Nhìn chung, với ngân sách đầu tư hạn chế thì để hoàn thiện một căn nhà chắc chắn, chất lượng và thẩm mỹ là điều vô cùng khó khăn. Thế nhưng, đây lại là phương án hoàn toàn khả thi nếu bạn lựa chọn nhà lắp ghép. Bởi những ưu điểm sau:

  • Không đổ bê tông cốt thép phức tạp.
  • Không cần số lượng lớn nhân công tiến hành.
  • Chỉ tiến hành trong vòng 1 tháng. 

Nhà tiền chế hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào từng quy trình mang đến cho gia chủ phương án thi công tiết kiệm chi phí nhưng vẫn bảo đảm về chất lượng lẫn thẩm mỹ. So sánh nhà lắp ghép với nhà truyền thống trên phương diện chi phí, gia chủ sẽ thấy “dễ thở” hơn rất nhiều. 

Với đơn giá giao thô chỉ vào khoảng 2,5 đến 3,5 triệu đồng cho mỗi mét vuông và trọn gói từ 4,5 đến 5,5 triệu đồng, nhà tiền chế giải quyết tốt bài toán kinh tế của chủ đầu tư. Vậy khi điều kiện kinh tế khó khăn, so sánh nhà lắp ghép và nhà xây truyền thống về chi phí thi công, chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời hợp lý cho bản thân. 

Về thời gian tiến hành

Còn với yếu tố so sánh thứ 2 là thời gian tiến hành thì nhìn chung thi công nhà lắp ghép sẽ tiết kiệm thời gian đáng kể. Bởi trên thực tế, để hoàn thiện xong xuôi một công trình nhà xây truyền thống sẽ cần đến tối thiểu 3 đến 6 tháng tiến hành. 

So sánh nhà lắp ghép lại đơn giản và gọn nhẹ hơn rất nhiều khi chỉ mất chưa đến 1 tháng. Một con số có phần khó tin nhưng lại hoàn toàn khả thi. Số lượng nhân công chỉ bằng ½ nhưng thời gian lại nhanh gấp 3 lần, nhà lắp ghép giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng của thời tiết, đảm bảo tiến độ và chi phí đã đặt ra. 

Về chất lượng và độ bền

“Nhà lắp ghép nhìn đã biết không chất lượng.”, đây là nhận định của không ít khách hàng khi mới lần đầu biết đến hình thức thi công độc đáo và khác biệt này. Thế nhưng đây lại là suy nghĩ chưa thật sự chính xác.

Có thể so sánh nhà lắp ghép và nhà xây truyền thống về thời gian sử dụng công trình sẽ có phần lép vế. Review nhà lắp ghép thực tế chỉ có tuổi thọ từ 30 đến 45 năm còn nhà xây truyền thống lại kéo dài được khoảng 60 năm.

Tuy nhiên với đánh giá chất lượng nhà lắp ghép so với mức ngân sách bỏ ra chỉ bằng ⅓ thì 30 năm cũng là con số đáng kinh ngạc. Đó là còn chưa kể đến sau 30 năm sử dụng, tình trạng xuống cấp, hư hỏng đều có thể xảy ra dù là nhà lắp ghép hay nhà truyền thống. Thế nhưng, chi phí sửa chữa, cải tạo nhà truyền thống cũng không hề nhỏ thậm chí còn ngang ngửa xây mới. 

Trong khi đó, khi lựa chọn nhà tiền chế, bạn cũng có thể sửa chữa hay xây mới hẳn nếu muốn bởi chi phí đều vô cùng phải chăng. Ngoài ra, nếu không có nhu cầu sử dụng, bạn vẫn có thể bán thanh lý xác nhà, bù đắp thêm một khoản tiền đầu tư. Về lâu về dài, so sánh nhà lắp ghép với nhà truyền thống thì tuổi thọ lẫn độ bền vẫn không hề phải lép vế. 

Bài toán kinh tế giữa nhà tiền chế và nhà xây truyền thống

Nhìn chung, so sánh nhà lắp ghép với nhà xây truyền thống, mỗi loại hình đều có những ưu nhược điểm riêng. Để quyết định có phù hợp với bản thân hay không còn phụ thuộc vào điều kiện tài chính và sở thích của quý khách hàng.

Nhà lắp ghép tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng

Tiết kiệm chi phí tối ưu, đảm bảo về chất lượng lẫn thẩm mỹ, nhà lắp ghép là lựa chọn xứng đáng để ưu tiên số 1. Tuy nhiên, một nhược điểm của nhà lắp ghép có thể thấy rõ là không mấy phù hợp với các phong cách cầu kỳ, phức tạp như cổ điển hay tân cổ điển. Bởi vậy, nếu bạn mong muốn thi công nhà ở theo phong cách này thì lại nên lựa chọn xây dựng truyền thống vẫn hợp lý hơn.

Anzentech với nhiều năm kinh nghiệm trong thi công nhà ở, đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình Việt kiến tạo mái ấm bền vững, hoàn mỹ và đủ đầy. Nếu so sánh nhà lắp ghép và nhà truyền thống vẫn khiến quý khách khó đưa ra quyết định, gọi ngay qua số hotline để được tư vấn chi tiết. 

Xem thêm: Góc giải đáp: Có nên dựng nhà lắp ghép trong hẻm hay không?  

Zalo