0819.16.81.81

Nhược điểm của nhà khung lắp ghép – nên hay không nên lựa chọn?

Là phương án được đánh giá cao trên thị trường xây dựng với nhiều ưu điểm vượt trội, liệu có tồn tại nhược điểm của nhà khung lắp ghép không? Đây là băn khoăn của nhiều gia chủ khi mô hình xây dựng này chỉ mới phát triển và phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Vậy xây nhà khung lắp ghép có đảm bảo an toàn, đáng chi tiền hay không? Để giải đáp cho thắc mắc, băn khoăn trên của quý vị, hãy cùng Anzentech tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua nội dung bài viết sau nhé!  

Có thể bạn quan tâm: Điểm danh 3 mẫu thiết kế nhà ống tiền chế 2 tầng 4x20 3 phòng ngủ đẹp mê ly 

Đôi nét về nhà khung lắp ghép

Nhà khung lắp ghép là mô hình xây dựng nhà dựa trên cấu kiện có sẵn. Theo đó, khung nhà được dựng lên bằng thép kết nối với nhau bằng hệ thống bulong, xà kèo thay vì bê tông cốt thép như phương án xây dựng truyền thống. 

Đây là mô hình xây dựng khá phát triển tại các nước Châu Âu, tuy nhiên tại Việt Nam chỉ thực sự phổ biến trong vài năm gần đây. Hiện nay mẫu nhà này đã và đang được thi công rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ nhà ở dân dụng, công trình nhà xưởng, thương mại, khu vui chơi,…

Tuy nhiên, đi kèm với đó, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi liệu có nhà tiền chế có đáng để chi tiền đầu tư, nhược điểm của nhà khung lắp ghép có không?... Cùng Anzentech tìm hiểu chi tiết qua nội dung tiếp theo nhé!

Nhà tiền chế – phương án xây dựng nở rộ trên thị trường xây dựng với nhiều ưu điểm vượt trội 

Nhược điểm của nhà khung lắp ghép với nhà bê tông cốt thép

Mặc dù nhà khung lắp ghép được đánh giá cao bởi khả năng thi công nhanh, tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng. Tuy nhiên, so sánh với nhà bê tông thì mẫu nhà này vẫn còn có những hạn chế. Cụ thể như sau:

Độ bền kém hơn 

Độ bền là một trong điểm yếu khi so sánh nhà khung lắp ghép với nhà bê tông. Với đặc trưng thi công bằng hệ lắp ghép so với việc xây giằng bê tông, kết cấu móng của nhà tiền chế không đảm bảo độ chắc chắn. Thêm vào đó là nhà khung lắp ghép ưa chuộng các vật liệu nhẹ đi kèm, các cấu kiện lắp ghép chủ yếu bằng ốc vít và bu lông. Theo thời gian vật liệu nhẹ không thể chống chịu được với các điều kiện khắc nghiệt tốt như bê tông, các ốc vít cũng có thể bị nới lỏng nếu không được bảo trì thường xuyên. Vì vậy sẽ dẫn đến giảm độ bền của công trình. 

Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền cho nhà tiền chế, gia chủ cần kiểm tra và tu sửa định kỳ. Theo như tính toán, tuổi thọ của nhà khung lắp ghép khoảng từ 30 – 40 năm trong khi nhà bê tông cốt thép cho tuổi thọ có thể lên đến 60 năm, thậm chí là 100 năm.

Nhà khung lắp ghép sở hữu tuổi thọ từ 30 – 40 năm ít hơn so với nhà bê tông cốt thép

Khả năng cách âm kém hơn 

So sánh nhà khung lắp ghép và nhà bê tông thì khả năng cách âm cũng là vấn đề cần lưu tâm. Chúng ta điều biết rằng khả năng cách âm là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, do cấu tạo từ các vật liệu nhẹ như thép, gỗ, tấm panel,... nhà khung lắp ghép thường gặp vấn đề về tiếng ồn từ bên ngoài môi trường xung quanh. Tiếng ồn từ xe cộ, tiếng ồn từ các nhà lân cận, tiếng mưa rơi, tiếng gió rít,... có thể dễ dàng lọt vào bên trong nhà, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, sự tập trung và sự thư giãn của gia đình bạn.

Nhưng gia chủ yên tâm bởi vẫn sẽ có cách giải quyết nhờ  xây dựng thêm các vật liệu cách âm trong nhà. 

Yêu cầu mặt bằng thi công rộng 

Nhắc đến nhà lắp ghép khung thép, người ta thường nghĩ đến ưu điểm thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và sở hữu tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh những ưu điểm đó, yêu cầu về mặt bằng thi công rộng rãi lại là một nhược điểm, rào cản tiềm ẩn khiến mọi người cần cân nhắc khi lựa chọn.

Bởi với đặc thù thi công lắp ghép sử dụng cấu hiện có sẵn kích thước thước từ nhà máy đến khu vực thi công. Điều này đòi hỏi không gian rộng để máy móc có thể di chuyển và thực hiện lắp đặt công trình. 

Nhà khung thép yêu cầu mặt bằng thi công rộng để đảm bảo việc vận chuyển kết cấu

Vậy có nên xây nhà lắp ghép khung thép không?

Có thể thấy khi so sánh với nhà truyền thống, nhà khung lắp ghép vẫn có những nhược điểm riêng. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách tổng quát và trực quan thì những lợi ích ưu điểm của mẫu nhà này mang lại còn nhiều hơn. Nhà khung lắp ghép tối ưu thời gian thi công, tiết kiệm chi phí xây dựng, đáp ứng nhu cầu ngân sách hạn chế, thẩm mỹ hiện đại với nhiều phong cách khác nhau. 

Bên cạnh đó, những nhược điểm của nhà khung lắp ghép kể trên đều có thể khắc phục nếu được thi công bằng đội ngũ chuyên nghiệp tay nghề cao, thường xuyên bảo trì thì độ bền, khả năng cách âm, thi công cũng không còn là vấn đề đáng lo ngại. Thực tế đã chứng minh, nhiều công trình nhà tiền chế trên thế giới đế có tuổi thọ lên đến gần 100 năm như nhà hát Walt Disney – Los Angeles, tòa nhà Leadenhall – London, sân vận động Khúc Côn Cầu – Java vẫn,… chưa có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. 

Vì vậy, nhà tiền chế vẫn là phương án xây dựng đáng để lựa chọn phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.

Xem thêm: Gợi ý 3 mẫu nhà ở 3 tầng tiền chế 4 x 10 m nhỏ xinh, tiện nghi, tiết kiệm chi phí

Hy vọng với những thông tin review về nhược điểm của nhà lắp ghép khung thép, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, chi tiết hơn về phương án xây dựng này. Thực tế, không có một phương án nào hoàn hảo nhất, nhà truyền thống cũng có những điểm kém vượt trội hơn so với nhà tiền chế và ngược lại cũng vậy. Tuy nhiên, nhược điểm này không phải là điều đáng lo ngại, quan trọng là bạn tìm được đối tác thi công tin cậy nhiều kinh nghiệm. Và Anzentech với 10 năm xây dựng và phát triển với đội ngũ kiến trúc sư tài năng tự tin đồng hành cùng bạn kiến tạo công trình nhà khung lắp ghép ưng ý.

Zalo