0819.16.81.81

Vật liệu tái chế cho nhà lắp ghép – giải pháp bền vững cho tương lai

Sử dụng vật liệu tái chế cho nhà lắp ghép có thực sự an toàn? Trong bối cảnh nhu cầu về các giải pháp xây dựng bền vững ngày càng gia tăng, phương pháp xây dựng hệ lắp ghép kết hợp vật liệu tái chế được nhiều chủ đầu tư đặt lên bàn cân so sánh với phương án xây dựng truyền thống. Câu hỏi đặt ra có nên đầu tư không? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc này, hãy cùng Anzentech tìm hiểu chi tiết về các đặc điểm và ứng dụng của loại vật liệu này trong xây dựng nhà lắp ghép qua bài viết dưới đây!

Đặc điểm và ứng dụng vật liệu tái chế cho nhà lắp ghép 

Nhà lắp ghép là mô hình xây dựng tiên tiến, sử dụng hệ thống lắp ghép module khoa học, mang lại sự linh hoạt và tiện lợi. Khác với phương pháp xây dựng truyền thống bằng gạch và bê tông, nhà lắp ghép chủ yếu sử dụng vật liệu tái chế, phổ biến như thép, gỗ, tấm panel, tấm cemboard,… Những dòng vật liệu này không chỉ đáp ứng được yêu cầu về tính ứng dụng mà còn mang lại nhiều lợi ích nổi bật cho công trình.

Đặc điểm nổi bật của vật liệu tái chế cho nhà lắp ghép 

Thân thiện với môi trường

Xem thêm: Thiết kế trần nhà lắp ghép

Vật liệu tái chế cho nhà lắp ghép được đánh giá cao trong việc giảm thiểu lượng rác thải và ô nhiễm, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Chẳng hạn, tấm panel với cấu tạo từ tôn và lõi PU không chỉ mang lại sự an toàn và bền vững cho không gian sống mà còn có thể tái sử dụng nhiều lần. Khi công trình cần sửa chữa, nâng cấp hoặc thay đổi vị trí, những vật liệu này có thể được tận dụng lại, giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Điều này trái ngược với nhà bê tông cốt thép, khi xuống cấp thường phải phá bỏ và xây mới hoàn toàn, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều rác thải.

Nhà lắp ghép sử dụng vật liệu tái chế giảm thiểu rác thải và ô nhiễm môi trường

Trọng lượng nhẹ

Một trong những ưu điểm nổi bật khi sử dụng vật liệu tái chế cho nhà lắp ghép chính là trọng lượng vượt trội so với các công trình truyền thống. Những vật liệu như tấm cemboard, tấm panel, tấm thạch cao, hay tấm bê tông nhẹ có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với tường gạch thông thường. Điều này mang lại lợi ích rõ rệt trong quá trình vận chuyển và thi công, giảm thiểu chi phí và thời gian công sức cho nhân công.

Hơn nữa, đối với những khu vực có khả năng sụt lún hoặc nền đất yếu, trọng lượng nhẹ của vật liệu tái chế giúp giảm áp lực lên móng và nền, từ đó hạn chế các vấn đề về lún, nứt hoặc biến dạng công trình. Việc sử dụng vật liệu nhẹ không chỉ góp phần tăng cường độ ổn định của công trình mà còn nâng cao tính bền vững và lâu dài trong mọi điều kiện địa chất.

Độ bền cao

Mặc dù sở hữu trọng lượng nhẹ, nhưng vật liệu tái chế cho nhà lắp ghép vẫn đảm được độ bền nhờ khả năng chịu lực vượt trội. Ví dụ, thép tái chế, sau khi được xử lý nhiệt và gia công, có khả năng chịu lực và chống mối mọt cực kỳ tốt, đảm bảo sự ổn định vững chắc cho khung nhà lắp ghép. Thực tế, thép tái chế có độ bền tương đương với thép mới, nhưng lại có chi phí thấp hơn rất nhiều, giúp tiết kiệm đáng kể trong quá trình thi công mà vẫn đảm bảo sự an toàn cho công trình.

Bên cạnh thép, những vật liệu khác như tấm panel và tấm bê tông nhẹ cũng được đánh giá cao về độ bền. Tấm panel với lõi PU có khả năng chịu lực tốt, chống thấm và cách nhiệt hiệu quả. Các tấm panel này thường được gia cố thêm để tăng cường tính chịu tải và độ bền trong suốt thời gian sử dụng. Tấm bê tông nhẹ cũng không kém cạnh, có khả năng chịu tải lớn nhưng lại rất nhẹ, giúp công trình giữ được độ vững chãi mà không phải lo ngại về áp lực quá lớn lên nền móng.

Xem thêm: Cách chọn nhà lắp ghép

Nhà lắp ghép sở hữu kết cấu chắc chắn nhờ kết cấu khung thép chịu lực

Chi phí thấp

Vật liệu tái chế giúp giảm chi phí thi công so với vật liệu mới. Cụ thể, chi phí xây dựng tường gạch có thể lên đến 2 triệu đồng/m2, trong khi đó, thi công tường bằng vật liệu tái chế chỉ khoảng 800,000 đến 1 triệu đồng/m2. Báo giá như trên không chỉ giúp tiết kiệm chi phí vật liệu hoàn thiện mà còn giảm thời gian thi công. Lý do bởi vật liệu này dễ dàng được lắp ghép mà không cần nhiều thời gian cho việc đổ bê tông và gạch xây dựng như truyền thống.

Ứng dụng của vật liệu tái chế cho nhà lắp ghép 

Hiện nay, vật liệu tái chế được ứng dụng rộng rãi trong các bộ phận khác nhau của nhà lắp ghép giúp tạo nên công trình bền vững. Dưới đây là 5 ứng dụng tiêu biểu của vật liệu tái chế cho nhà lắp ghép

  • Khung nhà: Thép tái chế hoặc nhôm tái chế được chọn làm vật liệu chính cho khung chịu lực của nhà lắp ghép. Sau khi được xử lý kỹ thuật, thép tái chế có khả năng chống lại các yếu tố môi trường khắc nghiệt như mưa, gió và nhiệt độ thay đổi, đảm bảo tính ổn định và độ bền lâu dài cho công trình.
  • Tường và vách ngăn: Các vật liệu tái chế như tấm panel, tấm cemboard, tấm bê tông nhẹ và gỗ ép công nghiệp không chỉ giúp tạo nên các vách ngăn bền vững mà còn có khả năng cách âm và cách nhiệt vượt trội. 
  • Sàn nhà: Gỗ tái chế hoặc tấm nhựa tái chế được xử lý chống thấm nước và mối mọt, tạo ra bề mặt sàn không chỉ đẹp mắt mà còn bền bỉ, lâu dài. Những vật liệu này giúp tăng độ thẩm mỹ cho không gian sống, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ môi trường.
  • Mái nhà: Tấm lợp từ nhựa tái chế hoặc tôn cách nhiệt được sử dụng để bảo vệ mái nhà khỏi tác động của thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, mưa bão. 
  • Cửa và cửa sổ: Kính cường lực và gỗ tái chế được gia công lại để làm khung cửa và cửa sổ, mang lại vẻ hiện đại và sang trọng cho ngôi nhà.

Mẫu nhà lắp ghép tấm bê tông nhé thiết kế hiện đại cho gia đình trẻ

Báo giá chi tiết vật liệu tái chế cho nhà lắp ghép 

Báo giá vật liệu tái chế cho nhà lắp ghép dao động từ khoảng 1.800.000 – 2,500.000 đồng/m2 tùy từng loại vật liệu. Quý chủ đầu tư có thể tham khảo báo giá của một số vật liệu tái chế được yêu thích dưới đây. 

  • Khung thép cường lực: 1.000.000 – 1.200.000 đồng/m2.
  • Tấm panel dao động: 2.200.000 – 2.800.000 đồng/m2.
  • Tấm cemboard dao động từ 2.000.000 – 2.500.000 đồng/m2.
  • Tấm bê tông nhẹ dao động từ 2.100.000 – 2.600.000 đồng/m2.
  • Gỗ công nghiệp dao động từ 2.400.000 – 2.600.000 đồng/m2.

Lưu ý rằng báo giá có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố như thời điểm thi công, yêu cầu về chất lượng vật liệu và phương án thi công cụ thể. 

Với những lợi ích vượt trội về độ bền, khả năng tiết kiệm chi phí và tính thân thiện với môi trường, vật liệu tái chế cho nhà lắp ghép là lựa chọn lý tưởng để xây dựng không gian sống và làm việc bền vững mà vẫn tiết kiệm ngân sách. Nếu bạn đang tìm kiếm phương án xây dựng vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm, đừng ngần ngại liên hệ với Azentech qua số hotline để nhận sự tư vấn tận tâm và báo giá vật liệu tái chế bền đẹp chi tiết nhé!

Zalo